Nội Dung Chính
Hướng dẫn đấu nối loa âm trần đúng cách
Khi muốn sử dụng nhiều loa âm trần cùng một lúc chúng ta sẽ cần đấu nối chúng lại với nhau. Cách đấu nối loa âm trần sao cho đúng cách, an toàn và đạt được ý định thiết kế không phải ai cũng biết. Chính vì thế, bài viết dưới đây Âm thanh AHK sẽ giúp bạn tháo gỡ những vấn đề trên.
1. Các bước đấu nối loa âm trần
Muốn loa âm trần hoạt động hiệu quả và tối ưu nhất, người lắp đặt cần tuân thủ các nguyên tắc đấu loa âm trần. Điều này không chỉ giúp thiết bị được vận hành bình thường mà còn bảo vệ thiết bị tốt nhất.
Bước 1: Tính toán vị trí đặt loa âm trần
- Tùy thuộc vào vị trí đặt loa âm trần mà chúng ta sẽ có những phương án kết nối khác nhau. Bạn cần có sự tính toán vị trí phù hợp tùy theo công suất và diện tích căn phòng sử dụng.
- Một ví dụ đơn giản: một chiếc loa âm trần có thể bao phủ âm tốt lên 1 diện tích khoảng 16m2, bạn có thể dựa vào mức công suất phủ trên diện tích tương ứng này để lựa chọn vị trí đặt loa âm trần sao cho phù hợp nhất.
- Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý vị trí đặt loa âm trần sao cho tạo nên sự hài hòa với các món đồ nội thất khác như bóng đèn để có thể tạo tính thẩm mỹ tối đa cho không gian căn phòng của bạn.
- Trong trường hợp bạn kết nối nhiều loa âm trần thì khoảng cách giữa hai loa âm trần cũng là một vấn đề đáng lưu tâm. Sau khi xác định được vị trí, bạn hãy dùng bút để đánh dấu lại.
Bước 2: Khoét lỗ
- Dùng dao nhọn hoặc tua vít để cắt hoặc đục tại các vị trí đã đánh dấu ở bước 1.
- Tùy thuộc vào thiết kế của từng sản phẩm loa âm trần mà bạn khoét lỗ theo hình dáng phù hợp.
Bước 3: Đi dây
- Hệ thống loa âm trần có trở kháng cao, vì thế mà các loa này có thể đi nối tiếp từ loa này sang loa kia và về amply. Vì thế, khi nối dây bạn cần có sự tìm hiểu kỹ càng để có phương án thích hợp cho hệ thống loa âm trần của mình.
- Khi đi dây giữa các phòng, các tầng trong tòa nhà thì bạn có thể đi dây qua hộp kỹ thuật trong tòa nhà.
- Còn trong cùng một phòng thì bạn có thể lợi dụng các lỗ của bóng đèn để đi dây.
Bước 4: Lắp loa âm trần
- Trong bước này, đầu tiên bạn phải dùng kéo để tách dây loa, nối dây loa theo đúng cực của loa để đảm bảo thiết bị loa có thể vận hành một cách tốt nhất.
- Sau khi nối dây loa chính xác thì gắn loa cố định lên trần.
Bước 5: Nối dây tổng về amply
- Sau khi nối và lắp loa cố định lên trần thì bạn sẽ tiến hành nối dây tổng về amply đã lựa chọn trước đó và thử phát xem âm thanh đã chuẩn chưa.
- Nếu chưa ổn thì có thể kiểm tra lại ở bước đi dây
2. Các cách đấu nối loa âm trần
2.1. Kết nối song song loa âm trần
- Cách kết nối loa âm trần song song áp dụng cho loa rời và loa âm trần được lắp riêng biệt hoặc thông qua các phân vùng được sử dụng.
- Khi mắc song song các loa âm trần a, b, c, …, loa a bị hỏng sẽ không ảnh hưởng đến loa b, loa c.
- Phương pháp đấu dây loa âm trần song song là: Nối cực dương với cực dương và cực âm với cực âm, loa lấy cực dương của một đường dây và cực âm của một đường dây.
Ưu điểm của kết nối song song loa âm trần:
- Phân chia chức năng từng khu vực đơn giản, quản lý riêng biệt đơn giản
- Bạn sẽ không bị phiền hà nếu xảy ra sự cố với loa hoặc hệ thống song song
- Lắp đặt dễ dàng, sửa chữa đơn giản và dễ thay thế nếu 1 bộ phận bị hư hỏng
Nhược điểm của loa âm trần song song:
- Điện trở của loa hoặc mảng loa phải đủ lớn. Nếu quá nhỏ, dòng điện chạy qua sẽ rất lớn, dễ gây hỏng hóc, cháy nổ.
- Các loại dây loa trong hệ thống song song phải thực sự tốt và có thể mang dòng điện lớn.
- Chú ý cần quan sát kỹ màu sắc của dây loa. Kết nối các cực – (COM) của loa với cùng một pha của cáp. (Ví dụ dây màu đỏ của dây nối).Cực dương của loa (+) nằm với phía bên kia (ví dụ: cáp màu xanh lam).
- Không bao giờ được kết nối sai vì điều này có thể dẫn đến sai loa không hoạt động hoặc bị hỏng.
- Ghi nhớ cáp nào được kết nối với cực dương của tất cả các loa và cáp nào được kết nối với cực âm của loa, để bạn cũng kết nối các cực tương ứng khi kết nối với bộ khuếch đại để hệ thống có thể hoạt động.
2.2. Đấu nối loa trần theo dạng nối tiếp
- Phương pháp đấu nối tiếp loa trần là cách thực hiện nếu chúng ta muốn bật toàn bộ hệ thống cùng một lúc.
- Phương thức kết nối này có thể được sử dụng trong một không gian nhỏ.
- Cáp nối tiếp loa âm trần: Nối đầu âm của loa này với đầu dương của loa kia.
Ưu điểm của loa âm trần ghép nối tiếp:
- Dễ dàng phát hiện một khi loa gặp sự cố
- Rất dễ lắp đặt, dễ sử dụng, rõ ràng các vấn đề về loa âm trần ghép nối
Nhược điểm của cách lắp loa âm trần nối tiếp:
- Rất khó kiểm tra khi xảy ra lỗi, khó xác định được cái nào bị hỏng trong ổ làm ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
- Nó tiêu tốn nhiều điện năng, làm tăng chi phí.
- Lưu ý bạn chỉ cần kết nối cực âm (COM) của loa và cực dương của loa với cùng một dây (ví dụ dây màu xanh) cho đến khi kết nối với chiếc loa cuối cùng.
2.3. Đấu loa âm trần theo cả bộ dàn thiết bị
- Hệ thống loa âm trần thường nhận thấy rõ nhất là các khu vực công cộng: siêu thị, ga tàu, công viên, trường học hay phòng họp có không gian rộng… đây là những nơi giải trí thư giãn cho mọi người hoặc thông báo khẩn cấp để mọi người tiếp cận nhanh hơn để có phương án phòng tránh.
- Do đó, khi thiết kế hệ thống PA cho các địa điểm này, cần đặc biệt chú ý đến sự thoải mái, nhẹ nhàng và dễ nghe cho người dân ở đây.
2.4. Đấu loa âm trần nối tiếp kết hợp song song
- Đây là phương pháp ứng dụng cho các hệ thống lớn chẳng hạn cần lắp đặt nhiều loa ở 1 tầng và cần lắp nhiều tầng với nhau.
- Cách đấu dây loa âm trần nối tiếp kết hợp song song khá mất thời gian và công sức thực hiện. Các cụm loa sẽ được đấu song song với nhau và trong mỗi cụm loa thì các loa sẽ nối nối tiếp.
- Ưu điểm của cách đấu loa âm trần này là đáp ứng được cho các hệ thống lớn như cả một tòa nhà, chung cư, xưởng, trung tâm thương mại,… những hệ thống cần phân vùng âm thanh sẽ rất thích hợp với phương pháp này.
3. Một số lưu ý khi đấu nối loa âm trần
Dưới đây là những lưu ý khi kết nối loa âm trần để công việc diễn ra nhanh chóng và đảm bảo hiệu quả.
Chuẩn bị đủ thiết bị và dụng cụ hỗ trợ:
- Các thiết bị và dụng cụ cần chuẩn bị bao gồm:
- Loa âm trần
- Amply (chọn amply phù hợp nhất cho loa âm trần)
- Dây loa
- Jack 3.5
Chuẩn bị đủ dụng cụ lắp đặt:
- Các dụng cụ lắp đặt cơ bản bao gồm:
- Bút chì
- Tua vít
- Khoan
- Kéo
- Băng dính điện
- Thang nhôm chữ A
Tham khảo thêm:
Top 6 thương hiệu loa Bluetooth bán chạy nhất