Ưu và nhược điểm loa âm tường- Một số lưu ý khi lựa chọn loa âm tường

Nội Dung Chính

Ưu và nhược điểm loa âm tường- Một số điều cần biết khi lựa chọn loa âm tường

Xu hướng lắp đặt hệ thống loa âm tường ngày càng phổ biến, vì vậy việc chế tác các mẫu loa này không hề thua kém với loa cột hoặc bookshelf truyền thống. Trong bài viết này, Âm thanh AHK sẽ đưa ra đánh giá về ưu và nhược điểm loa âm tường, một số lưu ý khi lựa chọn loa âm tường.

Loa âm tường chính hãng tại AHK

1. Loa âm tường là gì?

  • Loa âm tường là dòng loa chuyên dụng được lắp đặt vào bên trong tường, nhờ đó đảm bảo về mặt thẩm mỹ cho căn phòng. Vì được lắp đặt vào khoảng trống của vách tường nên dòng loa này thường cho âm Bass rất mạnh mẽ.
  • Bên cạnh đó, loa âm tường cũng được thiết kế với nhiều công suất, phù hợp cho diện tích căn phòng khác nhau, trong đó công suất phổ biến nhất là 70 – 100W.
  • Loa âm tường thường cho tín hiệu ổn định và truyền tải âm thanh hay, nhờ đó có thể đáp ứng đa dạng mục đích sử dụng như nghe nhạc hoặc phát thông báo.

Loa âm tường là gì

2. Cấu tạo của loa âm tường?

Cấu tạo của loa âm tường gồm các bộ phận chính giống như các mẫu loa truyền thống khác nhưng nó được thiết kế gọn để thuận tiện cho việc lắp đặt vào bên trong tường. Cụ thể, loa âm tường gồm có các bộ phận chính như:

  • Củ nam châm, củ bass.
  • Cục biến áp hoặc phân tần.
  • Bass giấy và bass loa.
  • Thùng loa cộng hưởng âm thanh.

Cấu tạo Loa âm tường

3. Đánh giá ưu và nhược điểm loa âm tường

Ưu điểm

  • Tiết kiệm không gian: Thiết kế gắn vào trong tường giúp tiết kiệm không gian, diện tích vì mô hình hệ thống loa âm tường thường lắp đặt theo hệ thống của không gian nhà
  • Phân phối âm thanh đồng đều: Loa âm tường có thể phát ra âm thanh đều và truyền tải rõ ràng đến mọi khu vực trong phòng. Điều này giúp người nghe có trải nghiệm âm thanh tốt hơn và không còn tình trạng một số khu vực bị “mất tiếng”.
  • Tính thẩm mỹ cao: Loa âm tường được thiết kế nhỏ gọn và dễ dàng để ẩn trong tường hoặc trần nhà. Vì vậy, nó không làm gián đoạn kiến trúc và thẩm mỹ của phòng.
  • Độ bền cao: Với khả năng chịu nước và chịu bụi tốt, loa âm tường có thể được sử dụng trong môi trường ẩm ướt và bụi bẩn mà không ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
  • Giá thành hợp lý, dao động từ từ 3.8 triệu đồng cho đến 28 triệu đồng

Lưu ý khi chọn loa âm tường

Nhược điểm

  • Sản phẩm nên lắp đặt khi không gian nhà chưa xây hoàn thiện. Những không gian đã xây xong thì phải đục, khoét lỗ để chạy dây âm, thay loa… ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của tường và ngôi nhà.
  • Chi phí lắp đặt: Lắp đặt loa âm tường đòi hỏi kỹ thuật cao và phải được thực hiện bởi những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực lắp đặt âm thanh. Do đó, chi phí lắp đặt loa âm tường sẽ tăng đáng kể.
  • Giới hạn về âm lượng: Do thiết kế của nó, loa âm tường thường không đủ mạnh để tạo ra âm lượng lớn như một loa đứng truyền thống. Vì vậy, nếu bạn cần âm lượng lớn hơn, bạn sẽ cần sử dụng nhiều loa hoặc loa mạnh hơn.
  • Loa âm tường thường không có thùng loa ở bên ngoài, nếu có thì chỉ có tác dụng để bảo vệ củ loa. Khi đó chất âm và tần số phát ra từ loa âm tường sẽ không thể nào đầy đủ và chính xác bằng loa thùng.
  • Loa âm tường thường cấu trúc loa 2 đường tiếng. Cũng có những loa 3 đường tiếng nhưng sẽ thiết kế đường kính loa con không lớn để phù hợp với tổng thể các đồ vật khác.
  • Khó thay đổi vị trí: Vì loa âm tường được lắp đặt trực tiếp vào tường hoặc trần nhà, nó khó thay đổi vị trí và di chuyển trong phòng. Nếu bạn muốn thay đổi vị trí loa, bạn sẽ phải thực hiện các thay đổi vật lý trên tường hoặc trần nhà, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ của phòng.
  • Chất lượng âm thanh: Loa âm tường có thể không phù hợp cho các loại âm thanh có tần số cao hoặc thấp, đặc biệt là khi sử dụng cho các loại nhạc có bass mạnh hoặc âm thanh nhạc cụ. Điều này có thể dẫn đến mất mát một số chi tiết âm thanh.

Loa âm tường

4. Một số lưu ý khi lựa chọn loa âm tường

  • Loa âm tường phù hợp lắp đặt khi nhà xây chưa hoàn thiện, vì hệ thống loa âm tường có thể phối hợp với hệ thống nhà đang xây, để đảm bảo về mặt thẩm mỹ.
  • Đối với nhà đã xây hoàn thiện thì tốt nhất bạn nên chọn loa treo tường vì để hạn chế khoan và đục để thay mới loa âm tường cũ.
  • Nên kiểm tra chất lượng và âm thanh của loa âm tường trước khi mua, vì mỗi hãng loa sẽ có tiêu chuẩn âm thanh và sử dụng công nghệ độc đáo riêng.
  • Ưu tiên chọn các loại loa có độ bền cao như phần gân nhún được làm bằng cao su tốt, còn màn loa Treble được làm bằng hợp chất Titan hay nhôm đều được.
  • Nên chọn phần mặt lưới loa có thể tháo ra và sơn được, để thuận tiện cho việc tháo và thay đổi màu loa hợp với màu tường khi cần thiết.
  • Nên chọn dòng loa âm tường dễ lắp đặt, nhất là lỗ khóa loại Dog leg thường được trang bị vít sẵn trong loa vì khi vặn khóa sẽ bật ra kẹp vào tường cũng như tạo điều kiện cho bạn siết chặt loa hơn.
  • Chọn loa âm tường phù hợp với cấu trúc tường nhà
  • Nếu chọn loa âm tường surround, bạn nên chọn loại loa Treble lưỡng cực hoặc có thể xoay chỉnh được vì điều này có tác động đến chất lượng âm thanh của hệ thống loa 5.1 kênh.
  • Nếu chọn loa âm tường subwoofer, bạn nên chọn loại loa Sub hơi (passive subwoofer) đặt âm vào tường, hay dùng loa Sub điện (active subwoofer) đặt trên sàn.

Xem thêm bài viết:

[TOP 5] loa âm trần Wifi cho âm thanh hay nhất hiện nay

Có mấy loại kết nối loa âm trần? Hướng dẫn đấu nối loa âm trần

Top 7 thương hiệu loa âm trần tốt nhất hiện nay

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *